Những quan điểm khác Chủ_nghĩa_vị_lợi

Hạnh phúc trung bình và hạnh phúc tổng thể

Trong tác phẩm “The Methods of Ethics”, Henry Sidgwick nói, “Có phải chúng ta đang tìm cách tối đa hóa hạnh phúc trung bình hay hạnh phúc tổng thể?"[62] Ông chú ý rằng khía cạnh của câu hỏi đã được bỏ qua và tự trả lời cho chính nó bằng cách nói những gì được tối đa hóa là số lượng trung bình được nhân lên bởi số lượng người đang sống.[62] Ông cũng lập luận rằng, nếu “hạnh phúc trung bình mọi người có không giảm, Chủ nghĩa thực tế khuyên chúng ta tăng số lượng người được hưởng hạnh phúc lên cao nhất có thể." Quan điểm này cũng sớm được phát hiện bởi Paley. Ông chú ý rằng, mặc dù ông nói rằng hạnh phúc cộng đồng, “Hạnh phúc của mọi người được xây dựng trên hạnh phúc của từng cá nhân; và số lượng hạnh phúc chỉ có thể được tăng lên chỉ khi số người hiểu biết tăng lên, hay sự thỏa mãn về sự hiểu biết của họ” và nếu trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như là nô lệ, được loại trừ thì số lượng hạnh phúc sẽ tương ứng với số lượng người. Kết quả là, “sự suy giảm dân số là điều tồi tệ nhất một quốc gia có thể gánh chịu; và sự cải thiện nó là là mục tiêu, tất cả các quốc gia, nên hướng tới hơn so với bất kì mục tiêu chính trị nào khác."[75] Gần đây nhất, một quan điểm tương tự đã được nhấn mạnh bởi Smart, người tranh luận rằng tất cả mọi vật là công bằng trong vũ trụ với hai triệu con người hạnh phúc là tốt hơn so với một hành tinh chỉ có một triệu con người hạnh phúc.[62]

Since Sidgwick đưa ra một câu hỏi nó đã được xem xét một cách chi tiết và các triết gia đã tranh luận rằng việc ứng dụng hạnh phúc tổng thể hay hạnh phúc trung bình có thể dẫn tới một kết quả gây tranh cãi. Theo Derek Parfit, ứng dụng hạnh phúc tổng thể sẽ dẫn đến những kết quả phản cảm, từ đó một số lượng lớn người với sự hữu ích rất thấp nhưng không quá thiếu có thể được xem là tốt hơn so với một số lượng người nhỏ hơn nhưng sống trong hạnh phúc lớn. Nói cách khác, dựa theo thuyết này, một điều tốt là làm sao cho nhiều người nhất có thể được hưởng hạnh phúc.[62]

Trái lại, việc tính toán sự hữu ích cho cộng đồng dựa trên sự hữu ích trung bình của cộng đồng đó tránh được những kết quả không mong muốn của Parfit nhưng lại gặp phải những vấn đề khác. Ví dụ, mang một người được hưởng hạnh phúc trung bình vào một thế giới rất hạnh phúc sẽ được xem như là một hành động sai. Bên cạnh điều này, học thuyết này cũng ngụ ý rằng sẽ là điều tốt nếu loại bỏ tất cả những người có hạnh phúc dưới mức trung bình, vì điều này sẽ tăng hạnh phúc trung bình lên.[62]

William Shaw cho rằng vấn đề có thể được tránh nếu có sự phân biệt giữa những người tiềm năng, người không cần quan tâm đến chúng ta, và những người thực tế trong tương lai, người nên quan tâm đến chúng ta. Ông nói, “Chủ nghĩa thực tế đánh giá hạnh phúc của mọi người, không phải hạnh phúc của từng cá nhân. Như vậy, một người không buộc phải có nghĩa vụ để có con. Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết định có một đứa con, thì chúng ta có nghĩa vụ tạo cho nó một cuộc sống hạnh phúc nhất có thể."[62]

Động cơ, kế hoạch và hành động

Chủ nghĩa thực tế luôn đánh giá sự đúng và sai của một hành động chỉ bởi quan tâm đến kết quả của hành động đó. Bentham phân biệt rất rõ ràng “động cơ” và “kế hoạch” và nói rằng “động cơ” thì không tốt hay xấu nhưng được cho như là khuynh hướng của nó có thể tạo ra sự hài lòng hay hạnh phúc. Ông cũng thêm rằng, “Từ những động cơ khác nhau có thể tạo ra những hành động tốt, xấu và những hành động không tốt không xấu."[62] Mill cũng đưa ra một quan điểm tương tự [62] và nói rõ rằng “Động cơ không quyết định tính chất đúng sai của hành động, mặc dù quyết định nhiều đến giá trị của con người. Người cứu một sinh vật sống khỏi chết đuối làm những điều đúng đắn, dù cho động cơ của anh ta là do nghĩa vụ, hay do hy vọng được đền ơn."[62]

Tuy nhiên, với “kế hoạch” thì tình huống sẽ phức tạp hơn. Trong một chú thích in trong tập hai của tác phẩm Utilitarianism, Mill nói: “Đạo đức của một hành động phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch-đó là những gì mà một người muốn làm." Ở một nơi khác, ông nói “Kế hoạch, và động cơ, là hai điều hoàn toàn khác nhau. Nhưng kế hoạch là việc dự đoán kết quả có thể xảy ra, điều sẽ quyết định tính chất đúng sai của một hành động".[62]

Sự diễn giải chính xác những chú thích của Mill là một vấn đề của nhiều cuộc tranh luận. Sự khó khăn chính của việc diễn giải là cố gắng giải thích tại sao “kế hoạch” đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị đạo đức của một hành động còn “động cơ” thì không, khi kết quả là một vấn đề cần quan tâm. Một cách giải thích có thể chấp nhận được là “bao gồm việc giả định rằng ‘đạo đức’ của một hành động là một điều, có thể là đáng trọng hay đáng khinh đối với một người, và đúng đắn hay sai lầm với người khác."[76] Jonathan Dancy chối bỏ việc giải thích những điều cơ bản cho rằng Mill cố gắng làm cho “kế hoạch” gắn với việc đánh giá hành động chứ không phải đánh giá con người.

Một cách giải thích khác của Roger Crisp xuất phát từ một định nghĩa của Mill trong tác phẩm “A System of Logic”, Mill viết trong tác phẩm rằng “Một kế hoạch tạo ra một kết quả, là một chuyện; kết quả được tạo ra trong những hệ quả của một kế hoạch lại là một chuyện khác; hai điều đó góp phần tạo nên các hành động."[62] Theo đó, ta có thể hiểu rằng, trong khi hai hành động có thể giống nhau bề ngoài nhưng họ sẽ khác nhau nếu họ có những “kế hoạch” khác nhau. Dancy chú ý thêm rằng điều này không giải thích “kế hoạch” dùng để đánh giá đạo đức còn “động cơ” thì không.

Một cách giải thích thứ ba là một hành động có thể được xem xét như một hành động phức tạp bao gồm nhiều phần và “kế hoạch” quyết định các phần này được cho là một phần của hành động. Mặc dù cách giải thích này được ủng hộ bởi Dancy, nhưng ông thấy rằng điều này có thể không phải là quan điểm đúng của Mill, vì Mill “thậm chí không cho phép 'p & q' nhấn mạnh một mệnh đề phức tạp. Ông viết trong tác phẩm System of Logic I iv. 3, về ‘Caesar thì chết và Brutus thì sống’, rằng ‘chúng ta cũng có thể gọi một con đường là một ngôi nhà phức tạp giống như gọi 2 mệnh đề là một mệnh đề phức tạp'." Cuối cùng, trong khi động cơ không đóng vai trò quyết định tính đúng sai của một hành động, điều này không ngăn cản những người theo chủ nghĩa thực tế khuyến khích những động cơ mà nếu có nó sẽ là gia tăng tổng hạnh phúc.